hello world!
Xuất bản ngày: 07/04/2023

Khám bệnh không đúng tuyến có được hưởng BHYT?

Thế nào là khám chữa bệnh không đúng tuyến? Đi khám bệnh không đúng tuyến có được hưởng BHYT không? Nếu có thì khám chữa bệnh không đúng tuyến được hưởng bao nhiêu? Cùng theo dõi các thông tin hướng dẫn trong bài viết sau đây.

Thế nào là khám bệnh BHYT KHÔNG ĐÚNG TUYẾN?

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn có rất nhiều người không biết thế nào là khám chữa bệnh không đúng tuyến?

Khám bệnh BHYT không đúng tuyến là các trường hợp khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện/ phòng khám nhưng các bệnh viện/ phòng khám này KHÔNG thuộc cơ sở y tế ban đầu ghi trên thẻ BHYT, không đúng theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế và các văn bản hướng dẫn có liên quan. 

Để biết rõ hơn, bạn có thể đọc quy định về các trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến khi áp dụng bảo hiểm y tế. Nếu không được 1 trong các trường hợp này, có nghĩa là bạn đi khám bệnh BHYT không đúng tuyến.

Khám bệnh không đúng tuyến có được hưởng BHYT không
Khám bệnh không đúng tuyến có được hưởng BHYT không?

Đi khám bệnh không đúng tuyến có được hưởng BHYT không? Mức hưởng bao nhiêu?

Về vấn đề khám bệnh không đúng tuyến có được hưởng BHYT không? Khám chữa bệnh không đúng tuyến được hưởng bao nhiêu? Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm Y tế, sửa đổi 2014 quy định như sau:

  • Khám và điều trị bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương: Mức hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Khám và điều trị trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước sẽ hưởng 60% chi phí điều trị nội trú (từ ngày 31/12/2020) và 100% chi phí (từ ngày 01/01/2021).
  • Khám và điều trị trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước sẽ hưởng 70% chi phí điều trị nội trú (từ ngày 31/12/2015) và 100% chi phí điều trị nội trú (từ ngày 01/01/2016).

2 trường hợp sau:

  • Người người thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn. 
  • Người tham gia BHYT đang sinh sống tại các vùng xã đảo/ huyện đảo.

Sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện; chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương theo mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm Y tế.

Pzajx52FlRA UrU Y4U13KSLkE3DEn49Ls8IVMAIC93TPTElsDaLUUOt N1ugOxQjOZbNKicDmPU HKByUWu4WduBPOr JzCGJyyzSekcwn45aAKtNcVgpCGLaHS8T8O9ZtsUrJTtvfGfjIxEYt3 c

Khám chữa bệnh không đúng tuyến được hưởng bao nhiêu?

Ngoài ra, Điều 23 Luật Bảo hiểm Y tế 2008, sửa đổi bởi tại 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 cũng đã quy định các trường hợp KHÔNG thuộc diện BHYT chi trả bao gồm:

  • Chi phí điều trị đã được ngân sách nhà nước chi trả, các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 21.
  • Người bệnh tại cơ sở an dưỡng, điều dưỡng.
  • Người khám sức khỏe.
  • Người thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán thai nhưng không nhằm mục đích điều trị. 
  • Người sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, nạo hút thai, kế hoạch hóa gia đình.
  • Điều trị tật ở mắt (lác, cận, viễn…), trừ trường hợp người bệnh là trẻ < 6 tuổi.
  • Các vật tư y tế có mục đích trợ giúp trong khám chữa bệnh và phục hồi chức năng như mắt giả, tay giả, kính mắt, răng giả, chân giả,….
  • Giám định pháp y, giám định y khoa hoặc giám định pháp y tâm thần.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thế nào là khám chữa bệnh không đúng tuyến? Khám chữa bệnh không đúng tuyến được hưởng bao nhiêu, từ đó có kế hoạch khám và điều trị bệnh theo BHYT 1 cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram