hello world!
Xuất bản ngày: 13/11/2022

Dưỡng da: Thuốc mỡ (ointment), kem (cream), sữa (lotion), Gel và sáp khác gì nhau?

Khi tìm kiếm sản phẩm dưỡng da hoặc điều trị cho da, bạn thường sẽ gặp 5 loại nhóm chính: Thuốc mỡ (ointment), kem (cream), sữa dưỡng da (lotion), gel và sáp dưỡng da. Vậy chúng giống và khác nhau thế nào?

Sự khác biệt giữa kem (cream) và thuốc mỡ (ointment) là gì?

Chúng đều có thể dưỡng da nhưng sự khác biệt cơ bản là tỷ lệ dầu và nước. Nếu kem có thành phần dầu và nước bằng nhau thì thuốc mỡ chứa khoảng 80% dầu. 

Một số khác biệt cụ thể bao gồm:

Sự hấp thụ 

  • Kem: Do chứa nhiều nước nên kem dễ thẩm thấu nên có thể che phủ những vùng da rộng. Hàm lượng dầu của chúng cũng lưu lại trên bề mặt da của bạn để chống lại sự mất độ ẩm. Vì vậy, các loại kem là lựa chọn lý tưởng để điều trị da khô, phát ban hoặc tổn thương da.
  • Thuốc mỡ: Thuốc mỡ chứa nhiều dầu nhất trong các loại sản phẩm dưỡng da. Chúng nằm trên da của bạn thay vì được hấp thụ ngay lập tức. Sự lưu lại trên bề mặt da trong thời gian dài hơn giúp thuốc mỡ được hấp thụ tối đa. Vì thế chúng có thể chống lại sự mất độ ẩm và bảo vệ da khi không khí lạnh hoặc khô tốt hơn.Thuốc mỡ đặc biệt phù hợp với da rất khô hoặc bị nứt nẻ.

Tính đồng nhất

  • Kem: Có kết cấu mịn và đặc hơn, có xu hướng khô hơn, có thể gây nhờn nhẹ..
  • Thuốc mỡ: Đặc hơn kem, có thể gây cảm giác nhờn hoặc dính.
Thuốc mỡ (ointment), kem (cream), sữa dưỡng da (lotion), gel và sáp dưỡng da: Chúng giống và khác nhau thế nào?
Thuốc mỡ (ointment), kem (cream), sữa dưỡng da (lotion), gel và sáp dưỡng da: Chúng giống và khác nhau thế nào?

Lotion và cream khác gì nhau?

Nhiều người coi các loại kem dưỡng da (cream) và sữa dưỡng da (lotion) là sản phẩm giống nhau, nhưng chúng có công thức rất khác nhau.

Trong khi các loại kem dưỡng (cream) có chứa dầu và nước bằng nhau thì sữa dưỡng (lotion) chứa nhiều nước hơn dầu, một số loại cũng có thể chứa cồn.

Sữa dưỡng (lotion) thì loãng hơn kem (cream). Điều này khiến lotion dễ hấp thụ nhanh vào da và không để lại cặn bã. 

Vì thế, lotion phù hợp với các hoạt động thường ngày. Nếu bạn có làn da hỗn hợp, da dầu hay bị mụn trứng cá, sữa dưỡng dạng lotion là một lựa chọn tốt vì chúng thẩm thấu nhanh, không gây bít/ kín lỗ chân lông.

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn có cả da dầu và da nhạy cảm, hãy chọn loại kem dưỡng da (lotion) không chứa cồn, không chứa mùi (nước hoa) hoặc chất bảo quản để hạn chế nguy cơ bị kích ứng.

Còn gel thì sao?

Gel không chứa dầu là lựa chọn tốt đối với da cực kỳ nhờn, vì chúng cung cấp dưỡng ẩm mà không để lại cặn và dầu thừa trên da của bạn. Trong mùa hè nóng nực, kem dưỡng dạng gel cũng là 1 lựa chọn tốt vì chúng thẩm thấu nhanh.

Tuy nhiên, nếu bạn có làn da khô thì không nên dùng sản phẩm dạng gel. Chúng có thể thẩm thấu và hấp thụ quá nhanh đến mức da không còn rào cản nào để giữ ẩm.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy tránh bất kỳ sản phẩm gel nào có cồn hoặc nước hoa.

Các loại sáp dưỡng da (balms) thì thế nào?

Các loại kem dưỡng có thể có kết cấu dạng sáp. Kem dưỡng dạng này có thể chứa dầu béo và sáp, chứ không phải là nước được sử dụng trong các loại kem và kem dưỡng da thông thường.

Tương tự như thuốc mỡ, sáp dưỡng dạng này không được da hấp thụ nhanh chóng. Sự hấp thụ chậm giúp chúng tạo ra một rào cản để khóa ẩm cho da. Điều đó làm cho dầu dưỡng trở thành một lựa chọn tốt cho những vùng da dễ bị khô quá mức, như khớp ngón tay và khuỷu tay.

So sánh đặc tính nổi bật của các sản phẩm:

Sản phẩmĐặc tínhSử dụng
Lotionmỏng, không nhờnhấp thụ nhanh, ít dư cặn bã
Creamnhớt, nhờn nhẹ hoặc không nhờnda khô, da phát ban cần bổ sung độ ẩm
Ointment (thuốc mỡ)đặc, nhớt, nhờncác vùng da khô/ cực kỳ khô/ nứt nẻ
Geldày, không nhờnda cực kỳ nhờn
Balm (sáp)rất dày, như sápda khô đến rất khô, cần hàng rào dưỡng ẩm và hấp thụ chậm
Thuốc mỡ (ointment), kem (cream), sữa dưỡng da (lotion), gel và sáp dưỡng da: Chúng giống và khác nhau thế nào?

Thuốc mỡ (ointment), kem (cream), sữa dưỡng da (lotion), Gel và sáp dưỡng da: Bạn nên chọn cái nào?

Nếu da bạn có bệnh lý (ngứa, chàm, nứt nẻ, …) hoặc quá khô/ quá dầu/ quá nhạy cảm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liều để xác định xem mình hợp với loại sản phẩm dưỡng da nào.

Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản để bạn biết sản phẩm nào phù hợp với mình:

Ai nên dưỡng da dạng thuốc mỡ?

  • Thuốc mỡ do dày và hấp thụ chậm nên nó hoạt động rất tốt đối với da cực kỳ khô, nứt nẻ
  • Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ cho bàn tay và bàn chân. Bạn có thể dùng một loại kem (cream) hoặc kem dưỡng da mỏng hơn (lotion) cho mặt và phần còn lại của cơ thể.
  • Sử dụng thuốc mỡ sau khi rửa tay thường xuyên cũng có thể giúp bảo vệ da và giữ cho tay của bạn không bị khô.

Ai nên dưỡng da với dạng kem dưỡng (cream)?

  • Kem dưỡng (cream) có thể phù hợp với da khô. Cream có thể là lựa chọn tốt để dưỡng ẩm nếu bạn muốn tránh cảm giác nhờn/ dính. 
  • Nếu thuốc mỡ thường được dùng tại một khu vực nhỏ/ nhất định thì kem dưỡng dạng cream có thể sử dụng trên vùng da rộng hơn. Vì vậy chúng có thể sử dụng cho mặt, tay…

Ai nên dùng kem dưỡng da dạng lotion?

Kem dưỡng da (lotion) thường hoạt động tốt cho da hỗn hợp. Lưu ý là hãy kiểm tra nhãn để chọn sản phẩm lotion “không chứa dầu” hoặc “dầu nhẹ”. Đây là các thuật ngữ dành cho lotion, không dành cho cream.

Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, hãy chọn loại kem dưỡng da (lotion) không gây dị ứng để giảm khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Ai nên dùng Gel?

Nếu bạn có làn da dầu / cực kỳ nhờn, hoặc nếu cần điều trị vết bỏng - thì gel là lựa chọn hàng đầu. Gel mỏng và thẩm thấu nhanh nên làn da của bạn sẽ thông thoáng, không bị nhờn/ dình, giảm nguy cơ nổi mụn.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc khô, hãy cân nhắc sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel vì chúng có thể làm khô da và gây kích ứng (do hấp thụ quá nhanh làm bề mặt da bị mất độ ẩm cần thiết).

Việc chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp có thể phụ thuộc nhiều vào loại da của bạn. Bạn hãy khám da liễu để biết da mình thuộc loại nào. Cũng có thể bạn cần thử qua một vài sản phẩm trước khi tìm được loại ưng ý nhất.

Thông tin được tham vấn y khoa bởi Amanda Caldwell - y tá chuyên khoa da liễu được chứng nhận bởi Học viện Y tá Hoa Kỳ (AANP). Nguồn tham khảo thông tin: Healthline.com

>> Đọc thêm:

Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da khô, da dầu, da nhạy cảm, da bị ngứa nổi mụn

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram