hello world!
Xuất bản ngày: 16/11/2022

5 bệnh phố biến nhất về BUỒNG TRỨNG ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh con

2 buồng trứng trong cơ thể phụ nữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống sinh sản và nội tiết. Sau đây là 5 bệnh phổ biến nhất tại buồng trứng, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm, khó chữa.

Đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang xuất hiện ở rất nhiều phụ nữ. Có tới 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam mắc hội chứng này.

Nguyên nhân của đa nang buồng trứng chưa được xác định rõ ràng nhưng nó thường bắt nguồn từ rối loạn cân bằng hormone trong cơ thể. Androhttps://myhealthvn.com/huong-dan/kham-sot-xuat-huyet/gen là một hormone của nam giới nhưng nó có thể phát triển trong cơ thể nữ giới. Vì rối loạn cân bằng nội tiết, hormone Androgen phát triển mạnh trong cơ thể phụ nữ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang trứng, làm cho buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ, trứng không chín và khó rụng. 

Do đó, dấu hiệu buồng trứng đa nang điển hình là rối loạn kinh nguyệt. Rậm lông, rụng tóc, sạm da, da tiết dầu nhiều, tâm trạng mệt mỏi,... cũng đều là dấu hiệu buồng trứng đa nang. 

Vậy hội chứng buồng trứng đa nang có chữa được không? Hiện nay không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho buồng trứng đa nang. Các biện pháp chính là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ khó có thai tự nhiên. Do đó họ có thể phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản nếu cần thiết.

Một trong những ưu tiên khi điều trị buồng trứng đa nang là kiểm soát cân nặng. Vậy bệnh nhân bị buồng trứng đa nang nên ăn gì thì tốt? Họ cần bổ sung thức ăn giàu vitamin D, kẽm, vitamin B, … Cá, thịt trắng, hải sản, rau xanh đậm nên được sử dụng nhiều. Ngoài ra, họ cần tập luyện để kiểm soát sức khỏe và đường huyết.

Buồng trứng đa nang KHÔNG chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể chung sống hòa bình với bệnh nếu được tư vấn, theo dõi và thực hiện đúng các khuyến cáo.

Sau đây là 5 bệnh phổ biến hàng đầu hay xảy ra tại buồng trứng, trong đó có những bệnh nguy hiểm, khó chữa.
Buồng trứng đa nang là bệnh rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng chỉ đứng sau ung thư vú và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Bệnh thường xuất hiện sau tuổi 50. Dấu hiệu ung thư buồng trứng không rõ rệt, đặc biệt ở giai đoạn đầu bệnh chỉ diễn biến trong thầm lặng. Các dấu hiệu ung thư buồng trứng chính gồm:

  • Đau vùng bụng dưới, bởi buồng trứng nằm trong vùng chậu.
  • Có thể đau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Giảm cân bất thường, thường xuyên khó tiêu, ăn không ngon

Điều đáng chú ý là ung thư buồng trứng có tính di truyền. Nếu mẹ/ chị em gái/ dì hoặc những người có liên quan huyết thống trực tiếp từng mắc bệnh này thì bạn có nguy cơ mắc. Tuy nhiên nguy cơ cao đến đâu phụ thuộc nhiều yếu tố. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên sàng lọc ung thư buồng trứng định kỳ sau tuổi 40.

Ung thư buồng trứng có thể điều trị bằng cả phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả 3. Ngoài ra còn có liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên điều trị bằng phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng  cụ thể của người bệnh.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh phổ biến với các khối u xuất hiện trong buồng trứng. Để biết khối u là lành tính (u nang thông thường) hay ác tính (ung thư buồng trứng), bạn cần đi khám và thực hiện các biện pháp chẩn đoán để xác định. Nếu là u nang buồng trứng lành tính, thì u nang buồng trứng không quá nguy hiểm. 

Tuy nhiên, khi bị u nang buồng trứng liệu có thai được không thì điều này còn phụ thuộc vào kết quả điều trị. Thông thường u nang buồng trứng có thể tự mất đi sau vài chu kỳ kinh nguyệt nếu đó là các khối u lỏng (nước). Nếu u nang buồng trứng dạng đặc (gồm các khối u đã hình thành) thì cần phẫu thuật.

Các dấu hiệu u nang buồng trứng khá điển hình như đau khó chịu vùng chậu, vùng bụng dưới. U nang buồng trứng còn gây rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, khiến bạn đi tiểu nhiều. Các nguyên nhân gây u nang buồng trứng có thể do dùng thuốc tránh thai nhiều (bởi thuốc này là thuốc nội tiết). Ngoài ra stress, béo phì, dùng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng hormone cao có thể gây bệnh.

Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng xảy ra do buồng trứng bị nhiễm khuẩn trong quá trình đặt vòng tránh thai, nạo hút thai, bệnh lây qua đường tình dục,... Viêm buồng trứng có thể gây dính, tắc vòi trứng và dẫn tới vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm buồng trứng có các dấu hiệu khá rõ rệt và điển hình như: Sốt, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu vùng kín, khí hư màu vàng đục và có mùi,...

Viêm buồng trứng có thể điều trị khỏi với các loại thuốc. Bạn cần giữ vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc bệnh.

Suy buồng trứng

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt kiểu: Rất lâu mới có kinh nguyệt, mỗi lần có kinh rất ít, thời gian có kinh rất ngắn,... kèm theo dễ bốc hỏa, mệt mỏi, khô âm đạo thì có thể đó là dấu hiệu suy buồng trứng.

Suy buồng trứng xuất hiện khi bạn bị nhiễm virus, giảm cân quá mức, do quá trình điều trị các bệnh khác gây ảnh hưởng lên buồng trứng, do stress nặng làm xáo trộn toàn bộ quá trình điều tiết hormone trong cơ thể. Tất cả những điều này diễn ra trong thời gian nhất định có thể gây suy buồng trứng sớm.

Vậy suy buồng trứng có chữa được không? Tin không vui là suy buồng trứng không có biện pháp điều trị đặc hiệu và cũng chưa có các biện pháp phục hồi chức năng buồng trứng hiệu quả. Do đó, suy buồng trứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mang thai và sinh con của người phụ nữ.

Cách chăm sóc buồng trứng

Cách chăm sóc buồng trứng tốt nhất là duy trì lối sống lành mạnh từ khi còn trẻ, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, quản lý stress, thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Phụ nữ trong độ tuổi dậy thì và sinh sản cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng. Những thực phẩm tốt cho buồng trứng bao gồm các sản phẩm từ đậu nành giúp bổ sung estrogen tự nhiên. Nên ăn thịt bò, gan động vật, các loại rau xanh… bổ sung sắt và crom cho cơ thể, giúp buồng trứng hoạt động tốt.

>> Tham khảo:

7 bệnh viện khám sốt xuất huyết tốt nhất Hà Nội năm 2022

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram