hello world!
Xuất bản ngày: 24/04/2023

Có thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ tốt nhất?

Hầu hết mọi thai phụ đều được khuyến cáo thực hiện quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Vậy thai phụ  mang thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ cho kết quả chính xác nhất?

Mang thai đến cột mốc bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. 

Đối với phụ nữ mang thai, chúng ta sẽ có 02 mốc thời điểm quan trọng nhất nên thực hiện xét nghiệm đường thai kỳ là: Qúy đầu tiên và lặp lại vao giai đoạn tuần thai thứ 24 - 28 của thai kỳ.

Thai phụ mang thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có kết quả chính xác?
Thai phụ mang thai bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có kết quả chính xác?

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao nhiêu phút? Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn trước mấy tiếng không?

Ngay trong buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện xét nghiệm glucose máu và xét nghiệm HbA1C. Kết quả từ 2 xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ sàng lọc và chẩn đoán nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ của thai phụ. 

  • Đối với xét nghiệm glucose máu, tốt nhất thai phụ nên nhịn ăn 8 giờ trước đó để đảm bảo kết quả xét nghiệm. 
  • Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm HbA1C thì không cần thiết phải nhịn ăn.

Trong giai đoạn từ tuần thai 24 - 28, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện qua 2 hình thức xét nghiệm:

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống: Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 75g glucose, sau đó nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch để đo nồng độ glucose vào các mốc thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi  uống đường. Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ này chủ yếu thực hiện đối với thai phụ trước đó không được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Thời điểm để thực hiện xét nghiệm này tốt nhất là vào buổi sáng, khi sản phụ đã nhịn đói qua 1 đêm. 

Kết quả xét nghiệm xác định mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi thai phụ có 01 trong 03 chỉ số dưới đây nằm trong vùng bất thường:

  • Đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (hay 5.1 mmol/L);
  • Đường huyết sau khi uống đường 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L).
  • Đường huyết sau khi uống đường 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).

Nếu cả 3 chỉ đều nhỏ hơn giới hạn cho phép nêu trên thì thai phụ không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Hướng dẫn quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ này chủ yếu thực hiện với thai phụ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó. Quá trình xét nghiệm được thực hiện như sau:

Đẩu tiên, thai phụ uống 50g glucose, đợi 1 giờ sau đo đường huyết, nếu đo được mức Glucose huyết tương vượt ngưỡng 130 mg/dL (7.2mmol/L) thì thai phụ tiếp tục thực hiện thêm nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống với 100g đường. Đối với xét nghiệm nay thai phụ không cần nhịn ăn trước khi thực hiện.

Tiến hành nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống với 100g glucose. Để thực hiện xét nghiệm này thai phụ cần phải nhịn đói trước đó và được đo mức glucose lúc đói. Sau đó thai phụ sẽ uống 100g Glucose pha trong 250 - 300ml nước, đo glucose huyết vào các mốc 1, 2, 3 giờ sau khi uống. Mỗi 1 giờ bác sĩ sẽ chích máu từ ngón tay của để lấy mẫu kiểm tra đường huyết. 

Kết quả xét nghiệm đường huyết được cho là bất thường nếu sau khi thai phụ uống dung dịch 100g Glucose thu được kết quả như sau:

  • Đường huyết khi đói: 95mg/dl (5.3mmol/l).
  • Đường huyết sau khi uống đường 1 giờ: > 180mg/dl (10.0mmol/l).
  • Đường huyết sau khi uống đường 2 giờ: > 155mg/dl (8,6mmol/l).
  • Đường huyết sau khi uống đường 3 giờ: > 140mg/dl (7.8mmol/l).
không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không
Nếu sản phụ không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Sản phụ không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở thai phụ có chỉ số BMI quá cao, phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi hoặc gia đình có người thân bị tiểu đường. Thai phụ ngay từ khi có thai nên đi xét nghiệm để kịp thời phát hiện tình hình sức khỏe bất thường và điều trị thích hợp nếu thực sự cần thiết. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng, đây là xét nghiệm không thể bỏ qua.

Cụ thể hơn, các yếu tố nguy cơ thường gặp tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Tuổi của thai phụ khi mang thai > 40 tuổi.
  • Béo phì (BMI) > 25.
  • Các lần mang thai trước đã mắc tiểu đường thai kỳ
  • Từng sinh con nặng ký (≥4kg).
  • Đã từng bị thai chết lưu (ở 3 tháng cuối) nhưng không rõ nguyên nhân;
  • Tiền sử con dị tật bẩm sinh không rõ nguyên nhân.
  • Gia đình đã / đang có người mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Từng bị buồng trứng đa nang/ rối loạn phóng noãn trước khi mang thai.
  • Sử dụng  corticosteroids, thuốc kháng virus…

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi, cụ thể:

  • Tiểu đường thai kỳ có thể đi đôi với tăng huyết áp ở thai phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, chị em sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm nhất thai kỳ là tiền sản giật.
  • Thai phụ khi bị tiểu đường thai kỳ thường được bác sĩ khuyên nên mổ lấy thai do nhiều khả năng thai sẽ phát triển to hơn so với bình thường hoặc thường xảy ra tình trạng sinh non. Nếu thai phụ không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, trẻ sau sinh sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp cấp hoặc có cơn hạ đường huyết ngắn, dễ xảy ra hiện tượng co giật, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến em bé sau sinh rơi vào tình trạng béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type II, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng thai lưu.

Có thể thấy, thai phụ không thể chủ quan trước bệnh tiểu đường, chị em cần quan tâm đến kết quả xét nghiệm đường huyết của mình trong suốt thai kỳ.

>> Xem thêm:

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram