Da có thể dễ dàng hấp thụ vitamin A khi bạn thoa tại chỗ. Vậy vitamin A có tác dụng gì cho da mặt và da toàn thân? Cùng giải đáp trong bài viết sau đây.
Vitamin A có tác dụng gì cho da mặt và cơ thể?
Vitamin A cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn và sự chảy xệ của da
Vitamin A bôi tại chỗ có tác dụng làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn bằng cách kích thích sản xuất collagen và elastin, thúc đẩy các sợi tế bào dưới da, làm tăng sự đàn hồi cho da.
Vitamin A giúp kiểm soát sản xuất dầu trên da, giúp da ít nhờn hơn và cân bằng hơn
Ở dạng Retinoids/ retinol, vitamin A có thể cải thiện độ đàn hồi và chảy xệ của da bằng cách giúp loại bỏ các sợi elastin bị hư hỏng, tăng hình thành mạch máu mới dưới da.
Vitamin A giúp giảm chứng tăng sắc tố da và các tác hại khác của ánh nắng mặt trời
Một trong những tác dụng của vitamin A với da là vitamin A giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa tia UV và bảo vệ da khỏi các yếu tố ô nhiễm từ môi trường.
Ở dạng Retinoids, vitamin A thúc đẩy sự thay đổi tế bào da, giúp da tươi trẻ và căng bóng hơn. Vitamin A còn kiểm soát Terysinate, một enzym đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melanin (sắc tố mang lại màu sắc cho da, tóc và mắt của con người). Nhờ đó vitamin A giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố, đốm đồi mồi và vết sạm nắng, giúp da đều màu hơn.
Vitamin A giúp điều trị bệnh vảy nến và các dạng viêm khác của da
Các thuốc bôi và thuốc uống được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến đều chứa vitamin A.
Retinoid bôi tại chỗ có thể giảm tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị ung thư tế bào T ở da (với triệu chứng như phát ban, khô, ngứa và dày da).
Vitamin A được dùng để làm đẹp da và điều trị một số bệnh về da
Cách sử dụng vitamin A cho da mặt
Tác dụng của vitamin A với da rất nhiều nhưng bạn cần biết cách sử dụng vitamin A cho damặt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng vitamin A cho da mặt từ chuyên gia:
Sử dụng vitamin A/ retinol đường bôi trực tiếp lên da mặt
Bạn KHÔNG NÊN dùng vitamin A dạng bôi nếu đang bị dị ứng da, bị mụn, trứng cá, chàm, bị sẹo do mụn trứng cá…. Dùng vitamin A trong trường hợp này có thể gây tác dụng tại chỗ như gây ngứa, đóng vảy, bong tróc, tăng nhạy cảm của da với tia UV trong ánh nắng (gây nám, sạm), thậm chí khiến bệnh chàm lan rộng.
Bạn nên sử dụng vitamin A vào ban đêm với lượng vừa phải. Tránh thoa vùng mắt, miệng. Ban ngày, bạn hãy chú ý LUÔN LUÔN sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da, kể cả khi trời mát.
Nếu đang mang thai/ cho con bú và muốn dùng vitamin A dạng bôi (retinol), bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Sử dụng vitamin A đường uống
Có nhiều sản phẩm vitamin A dạng uống. Tuy nhiên bạn có thể nhận vitamin A từ nhiều nguồn khác nhau (thông qua ăn, uống)... Vì vậy trước khi bổ sung vitamin A dạng uống, hãy đảm bảo rằng bạn biết cách bổ sung đúng liều lượng cần thiết.
Bạn cần nhớ:
Thiếu vitamin A gây các bệnh về mắt (điển hình là quáng gà), thiếu vitamin A gây các bệnh về da (da khô, nhiễm khuẩn, chảy xệ,...)
Thừa vitamin A gây ngộ độc, ảnh hưởng trên hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt,...), khô da, rụng tóc, tăng calci máu, trẻ chậm lớn… Đặc biệt là người thừa vitamin A gây vàng da, nhất là da ở lòng bàn tay/ lòng bàn chân. Đây là biểu hiện khá rõ rệt mà người bệnh có thể tự nhận biết.
Vitamin A có tác dụng quan trọng cho da và mắt
Bổ sung vitamin A cho da từ bên trong: Nhu cầu vitamin A của cơ thể, thực phẩm chứa nhiều vitamin A
“Trong uống ngoài bôi” - đó là bí quyết để có làn da khỏe đẹp. Ngoài việc bôi vitamin A trực tiếp cho da mặt, bạn có thể bổ sung vitamin A từ bên trong thông qua chế độ ăn uống hợp lý.
Nhu cầu vitamin A hàng ngày mà cơ thể cần
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo bổ sung hàm lượng vitamin A cho từng đối tượng theo độ tuổi như sau:
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Bổ sung 375mcg vitamin A/ ngày
Trẻ em 6 tháng - 3 tuổi: Bổ sung 400mcg vitamin A/ ngày
Trẻ em 4-6 tuổi: Bổ sung 450mcg vitamin A/ ngày
Trẻ em 7-9 tuổi: Bổ sung 500mcg vitamin A/ ngày
Trẻ em >10 tuổi và người trưởng thành: Bổ sung 600mcg vitamin A/ ngày
Phụ nữ mang thai: Bổ sung 800mcg vitamin A/ ngày
Phụ nữ cho con bú: Bổ sung 850mcg vitamin A/ ngày
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Tôm, cá hồi và các loại cá nói chung
Gan bò, các sản phẩm từ sữa, bơ và pho mát
Tôm, trứng
Dầu gan cá
Các loại rau củ quả: cà rốt, cà chua, khoai lang, rau lá xanh, xoài, mơ và mận…
Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.