hello world!
Xuất bản ngày: 21/04/2023

Mớm cơm, gắp thức ăn cho nhau: Ổ LÂY vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP dạ dày lây lan nhanh qua thói quen ăn chung, gắp thức ăn cho nhau, mớm cơm cho trẻ, dùng chung thiết bị y tế đường miệng,… Đây đều là các "ổ lây" dễ dàng của loại vi khuẩn này.

Đặc điểm vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không?

Thực tế, vi khuẩn HP RẤT DỄ LÂY. Vi khuẩn HP lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đường lây của vi khuẩn HP. Các câu hỏi phổ biến nhất là vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Vi khuẩn HP có lây qua đường tiêu hóa không? Đặc biệt là vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không?...

Các bác sĩ cho biết vi khuẩn HP dạ dày có 3 đường lây:

  1. Lây qua đường miệng - miệng do tiếp xúc: Ăn chung bát, uống chung cốc, mớm cơm, gắp thức ăn cho nhau… Các cách này chẳng khác nào giúp vi khuẩn HP được “chắp thêm cánh” khiến chúng lây lan và phát tán mạnh mẽ.
  2. Lây qua đường phân - miệng, xảy ra khi phân người có trong sông, hồ rồi bị nhiễm lại vào các nguồn nước sinh hoạt, khiến vi khuẩn HP lây lan. 
  3. Lây qua đường dạ dày - miệng do các dụng cụ dùng đường miệng không được tiệt khuẩn sạch sẽ (ống khí dung, hút chung thuốc, dùng chung dụng cụ nha khoa,...)
vi khuẩn hp dạ dày có lây qua đường ăn uống không
Vi khuẩn HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không?

Liệu vi khuẩn HP có lây cho trẻ em không?

Rất nhiều cha mẹ do thói quen ăn chung uống chung nên có băn khoăn, không rõ liệu vi khuẩn hp có lây cho trẻ em không?

Câu trả lời là vi khuẩn HP CÓ LÂY cho trẻ em. 

Đi khám tổng quát, chị N.T.K ở Bình Dương được thông báo nhiễm HP dạ dày. 1 tuần sau chồng chị đi khám có kết quả tương tự. Cho 2 con đi xét nghiệm, chị K. tá hỏa vì cả nhà cùng dương tính với vi khuẩn HP dạ dày.

Câu chuyện trên không phải là hiếm. Nhiều người ngỡ ngàng khi biết mình dương tính với vi khuẩn HP dạ dày nhưng với cách sinh hoạt ăn uống hiện nay thì điều này không có gì ngạc nhiên. 

Thực tế, vi khuẩn HP có thể lây cho tất cả mọi người, trong đó có cả trẻ em. Đặc biệt nếu trẻ em được chăm sóc không đúng cách (ăn cơm mớm từ người lớn, ăn chung,...) thì nguy cơ dương tính với vi khuẩn HP dạ dày sẽ cao hơn.

Làm sao để biết mình có bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày không?

Nếu bạn là người có thói quen ăn chung, uống chung thường xuyên, thì có nên xét nghiệm HP không? Lời khuyên là CÓ.

Việc test HP dạ dày sẽ giúp xác định bạn có dương tính không, từ đó sẽ được điều trị để diệt HP vĩnh viễn, phòng tránh nguy cơ vi khuẩn HP tiến triển thành các bệnh nguy hiểm. Các cách để test vi khuẩn HP trong dạ dày gồm:

  1. Xét nghiệm hơi thở
  2. Xét nghiệm phân
  3. Xét nghiệm máu
  4. Nội soi dạ dày tá tràng

Trong đó cách 1 và 2 thường được sử dụng vì không gây đau, dễ thực hiện, nhanh có kết quả. Nếu dương tính với vi khuẩn HP dạ dày, bệnh nhân bắt buộc phải dùng các thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị dứt điểm.

Làm sao để phòng tránh lây lan vi khuẩn HP dạ dày? Cách tốt nhất là chặn đứng đường lây của nó. Bạn hãy:

  • Ngừng thói quen xấu như mớm cơm cho con, ăn chung đũa, ăn chung bát
  • Không dùng đũa/ thìa của mình để gắp / chuyển thức ăn cho người khác
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bản thân và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
  • Tuyệt đối không dùng chung các thiết bị chăm sóc sức khỏe đường miệng khi chưa được tiệt trùng.

Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày không? 

Các thống kê khoa học cho thấy: vi khuẩn HP dạ dày là một trong những loại vi khuẩn có tốc độ lây lan nhanh nhất. Ước tính 70% dân số Việt Nam và thế giới nhiễm loại vi khuẩn này.

Dù không có triệu chứng ở giai đoạn mới nhiễm nhưng người bị nhiễm vi khuẩn HP thường có những biểu hiện phổ biến như khó tiêu, đầy bụng, rất dễ trùng lặp dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa khác. 

Đến khi vi khuẩn HP dương tính tiến triển và kết hợp với các điều kiện bất lợi khác, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như:

  • Viêm dạ dày, loét tá tràng
  • Xuất huyết tiêu hóa trên
  • Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày thực quản
  • Vi khuẩn HP có thể là một trong những tác nhân gây ung thư dạ dày. Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn HP.

>> Xem thêm: Bảng giá nội soi dạ dày đại tràng bệnh viện Bạch Mai (mới nhất)

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram