Với những trẻ sơ sinh có chỉ định chiếu đèn vàng da, cha mẹ có thể lựa chọn thực hiện chiếu đèn tại bệnh viện hoặc tại nhà. Bài viết sau đây cập nhật chi phí chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh để cha mẹ tiện theo dõi.
Chi phí chiếu đèn vàng da bao nhiêu tiền là thông tin được nhiều cha mẹ quan tâm (ảnh minh họa)
Chi phí chiếu đèn vàng da bao nhiêu tiền?
Chi phí chiếu đèn vàng da không quá chênh lệch giữa các bệnh viện. Nếu thực hiện chiếu đèn vàng da tại bệnh viện, dịch vụ này nằm trong danh mục thanh toán của BHYT nên bé sẽ được BHYT chi trả.
Nếu sử dụng dịch vụ chiếu đèn vàng da tại nhà (ngoại trú), bệnh nhân sẽ trả phí cao hơn.
Sau đây là chi phí chiếu đèn vàng da tại một số bệnh viện để bạn đọc tham khảo:
Chi phí chiếu đèn vàng da tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng
Chi phí chiếu đèn vàng da cho bệnh nhi sơ sinh nội trú: 200.000 đồng/ ngày
Chi phí dịch vụ chiếu đèn vàng da tại nhà cho bệnh nhi sơ sinh ngoại trú: 500.000 đồng/ ngày
Chi phí chiếu đèn vàng da tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh (giá dịch vụ tự nguyện/ theo yêu cầu): 750.000/ ngày
Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh tại phòng bệnh (bệnh nhi nội trú): 330.000/ ngày
Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì dừng?
Rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì dừng?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình (làm việc tại phòng khám Nhi, bệnh viện Đại học Y dược Huế):Thực tế việc chiếu đèn vàng datrong bao lâu phụ thuộc vào mức độ bị vàng da và tiến triển của trẻ trong quá trình chiếu đèn. Thông thường mỗi trẻ sẽ trải qua một đợt chiếu đèn vàng da kéo dài từ 3-5 ngày, sau đó trẻ sẽ được khám và đánh giá. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ không chiếu đèn vàng da liên tục quá 2 tuần.
Một số lưu ý khác về chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh:
Chỉ có đèn có ánh sáng xanh (hoặc trắng nhưng ánh sáng xanh là tốt nhất) mới có tác dụng điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Hiệu quả chiếu đèn chữa vàng da sơ sinh phụ thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật như: cường độ ánh sáng, khoảng cách chiếu sáng (từ 30-50cm), chỉ số bước sóng (dao động từ 400-500 nm), … Do đó, cha mẹ không nên TỰ Ý mua đèn và chiếu đèn vàng da tại nhà. Nếu muốn sử dụng dịch vụ chiếu đèn vàng da tại nhà, nên đặt lịch hẹn với các bệnh viện để được nhân viên y tế hướng dẫn thực hiện tại nhà riêng.
Tắm nắng không làm hết vàng da, nhưng có thể là 1 yếu tố thuận lợi hỗ trợ thúc đẩy bệnh tiến triển tốt.
Nếu cho bé chiếu đèn vàng da tại nhà sau 3-7 ngày mà da và mắt bé vẫn vàng, cần cho trẻ đi khám lại
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh (đủ tháng) thông thường sẽ hết sau 10 ngày và hết sau khoảng 14 ngày (với trẻ sơ sinh thiếu tháng)
Mỗi lần chiếu đèn vàng da bao nhiêu tiếng là đủ?
Một câu hỏi khác mà phụ huynh quan tâm là chiếu đèn vàng da bao nhiêu tiếng là đủ? Thực tế khi chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh, trẻ cần được CHIẾU ĐÈN LIÊN TỤC trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày, sau đó sẽ dừng.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong quá trình chiếu đèn, cha mẹ cần biết:
Khi chiếu đèn cần có băng che mắt, kính bảo vệ trẻ
Tránh cho trẻ mặc quần áo (chỉ mặc bỉm) để trẻ tiếp xúc với ánh sáng nhiều nhất có thể
Thay đổi tư thế nằm của trẻ sau 2-4 giờ để luân phiên chiếu các vùng da đều nhau
Đèn thường có thời gian chiếu <2.000 giờ nên cần ghi chú để thay bóng khi đã hết thời gian
Kiểm tra nồng độ Bilirubin sau 12-24 giờ/ lần để đánh giá tiến triển
Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.