hello world!
Xuất bản ngày: 04/04/2023

Đẻ ở bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai): Hướng dẫn tạm ứng, giấy tờ cần có

Dưới đây là 17 điều cần lưu ý khi đẻ ở bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai, Hà Nội) năm 2023 - thông tin do chính bệnh viện hướng dẫn sản phụ

Dấu hiệu cần nhập viện chờ sinh con

Khi thai đủ tháng, hoặc gần đủ tháng nếu có các dấu hiệu chuyện dạ như ra chất nhầy, ra máu, ra nước, có cơn gò,... thì cần vào viện ngay.

Các giấy tờ cần mang theo khi vào sinh ở Việt Nhật

  • Bộ xét nghiệm máu làm khi đăng ký đẻ ở bệnh viện Bạch Mai
  • 03 bản photo (không cần công chứng) của các giấy tờ: CCCD / CMT - hộ khẩu - thẻ BHYT
  • Các sổ khám thai, kết quả siêu âm, sổ khám bệnh khác nếu có
  • Mang theo bình sữa, hộp sữa cho trẻ sơ sinh, bỉm cho mẹ (loại không phải bỉm quần), bỉm cho con
  • Quần áo sơ sinh
  • Khăn, giấy ướt cho trẻ sơ sinh
  • Nếu mẹ có bệnh mãn tính kèm theo thì cần mang theo thuốc đang dùng, các loại đơn thuốc và sổ khám bệnh của bệnh đó

>> Xem thêm: Mẹ bầu chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đẻ ở bệnh viện Việt Nhật Bạch Mai

Các vật dụng KHÔNG CẦN MANG THEO khi đẻ ở bệnh viện Việt Nhật

  • Chậu các loại
  • Phích nước
  • Chăn màn, giường gấp
  • Quạt máy, máy sưởi

Bệnh viện có máy nước nóng lạnh. Nếu gia đình sản phụ mang những vật dụng này tới thì bảo vệ sẽ không cho phép đưa vào khu vực sinh/ hậu sinh.

Đẻ ở bệnh viện Việt Nhật thì đến phòng nào?

Nếu sản phụ đã có dấu hiệu chuyển dạ thì cần vào thẳng phòng đẻ: Phòng 300, tầng 3, khu nhà Nhật (thẳng cổng chính bệnh viện vào).

Cung cấp thông tin để làm giấy chứng sinh cho con

Khi làm bệnh án, gia đình/ sản phụ khai tên, tuổi, địa chỉ theo HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ hiện tại CỦA VỢ, tránh phải sửa giấy khai sinh.

Hướng dẫn tạm ứng khi sinh ở Việt Nhật

Bệnh viện sẽ yêu cầu nộp tạm ứng 4 triệu đồng/ sản phụ đẻ thường. Sản phụ đẻ mổ sẽ tạm ứng 8 - 10 triệu đồng/ người. Khi ra viện, sản phụ sẽ được thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh (nếu thừa được trả lại, thiếu sẽ đóng thêm).

>> Xem thêm: Chi phí đẻ ở bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai) mới nhất

Vận chuyển sản phụ đẻ mổ khi đẻ ở bệnh viện Việt Nhật

Phòng mổ đẻ nằm ở tầng 4 khu nhà Nhật. Khi mổ đẻ sẽ có nhân viên chuyển mổ theo lệnh của Bác sĩ mổ. Sau 4-8 giờ kể từ lúc mổ xong, sản phụ sẽ được chuyển về nằm tại tầng 3, khu nhà Q (sản phụ yên tâm là có đường nối giữa 2 nhà tại tầng 3 và tầng 4).

Giảm đau sau mổ khi đẻ ở bệnh viện Việt Nhật như thế nào?

Sau khi sinh mổ, bác sĩ sẽ cho sản phụ dùng thuốc giảm đau tiêm hoặc truyền. Nếu sản phụ vẫn đau nhiều thì cần báo nhân viên hoặc bác sĩ mổ để đặt thêm viên giảm đau đường hậu môn. Lưu ý: Đặt mỗi lần 1 viên, một ngày có thể đặt 2-3 viên (cách nhau 4 tiếng).

Ăn uống sau đẻ mổ như thế nào?

Nếu sản phụ đẻ mổ có gây tê tủy sống, sau khi về tầng 3 nhà Q, sản phụ có thể ăn ngay để đỡ đói. Bữa đầu nên ăn cháo loãng, bữa thứ 2 ăn cháo đặc, khi nào sản phụ “xì hơi” được thì ăn cơm như sản phụ đẻ thường. 

Nếu sản phụ đẻ mổ có gây mê, thì khi nào xì hơi được mới bắt đầu được ăn.

Thời gian nằm viện sau khi đẻ ở bệnh viện Việt Nhật

  • Nếu đẻ thường, sản phụ nằm viện 1-2 ngày
  • Nếu đẻ mổ, sản phụ nằm viện 4-5 ngày (kể cả ngày đẻ, ngày mổ)

Hướng dẫn tái khám sau đẻ mổ

Nếu sản phụ đẻ mổ, sau đẻ từ 10-12 ngày cần đi khám lại để kiểm tra vết khâu, siêu âm dạ con phòng ứ sản dịch, rút chỉ vết mổ,... Khi mổ đẻ, bệnh viện thường khâu chỉ tự tiêu song nếu rút được chỉ thì sản phụ sẽ không bị ngứa, sẹo lồi.

Giá phòng dịch vụ khoa sản Việt Nhật (bệnh viện Bạch Mai)

Khoa Sản bệnh viện Bạch Mai có 4 loại phòng dịch vụ cho sản phụ nghỉ ngơi sau đẻ:

  • Phòng 1 giường: Giá 1.5 triệu đồng/ ngày
  • Phòng 2 giường: Giá 1 triệu đồng/ ngày
  • Phòng 3 giường: Giá 600.000 đồng/ ngày
  • Phòng 4 giường: Giá 260.000 đồng/ ngày

Tất cả các phòng đều có điều hòa và nhà vệ sinh riêng, có nóng lạnh. Chỉ có phòng chờ đẻ là các sản phụ sẽ dùng 1 phòng chung.

Phòng nghỉ sau đẻ ở bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai)
Phòng nghỉ sau đẻ ở bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai)

Đẻ dịch vụ ở Việt Nhật như thế nào?

Hiện nay có nhiều sản phụ hỏi về đẻ dịch vụ ở Việt Nhật. Song bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh viện hiện CHƯA CÓ DỊCH VỤ ĐẺ THEO YÊU CẦU. Do đó, bệnh viện KHÔNG bố trí bác sĩ mổ theo ngày, theo giờ và không thu thêm khoản phí nào.

Việc mổ theo ngày, theo giờ là do bác sĩ tự nhận mổ theo thỏa thuận riêng với sản phụ và tự thu xếp với phòng mổ/ các khoa phòng có liên quan.

Sau sinh bao lâu mẹ sẽ gặp được con?

  • Sau khi sinh thường con có thể về ngay với mẹ.
  • Sau khi sinh mổ, con được chuyển vào phòng sơ sinh để cho ăn và theo dõi. Khi nào mẹ được chuyển về khu nghỉ hậu phẫu ở tầng 3 nhà Q thì con sẽ được về với mẹ.

Tiêm vắc xin và vitamin K cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B và tiêm vitamin K (sau khi cháu đã ổn định sức khỏe).

Sản phụ đăng ký suất ăn tại bệnh viện như thế nào?

Sản phụ / gia đình có thể đăng ký suất ăn cơm do bệnh viện cung cấp. Bệnh viện phục vụ 4 bữa cơm/ ngày tại giường (có cả cơm, cháo,...)

Suất ăn sản phụ tại bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai)
Suất ăn sản phụ đẻ ở bệnh viện Việt Nhật (Bạch Mai)

>> Xem thêm:

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram