hello world!
Xuất bản ngày: 18/02/2023

Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có hiệu lực không?

Xin giấy nghỉ ốm là một yêu cầu bắt buộc để người lao động làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Vậy xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có hiệu lực không? Quy trình thế nào?

Mục đích của việc giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Việc xin giấy nghỉ ốm là để chứng minh người lao động bị ốm và không thể đi làm, đồng thời giúp người lao động có cơ sở để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

Vậy trường hợp nào nghỉ ốm được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)? Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (khoản 1, điều 25) nêu rõ điều kiện nghỉ ốm được hưởng BHXH như sau:

  • Là người lao động ĐANG tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan 
  • Người lao động bị ốm hoặc bị tai nạn nhưng KHÔNG PHẢI là tai nạn lao động.
xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế
xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có hiệu lực không?

Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có hiệu lực để hưởng BHXH không?

Trên thực tế, rất nhiều người không biết phải xin giấy nghỉ ốm ở đâu để được hưởng BHXH. Phải xin giấy nghỉ ốm ở bệnh viện hay ở phòng khám hay ở xin giấy ốm ở trạm y tế?

Về điểm này, trong Thông tư 56/2017/TT-BYT (điều 20, khoản 1), Bộ Y tế quy định những cơ sở được cấp giấy nghỉ ốm cho người lao động là các đơn vị/ cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

Như vậy, các đơn vị khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động như bệnh viện/ phòng khám/ trung tâm y tế/ trạm y tế đều có thể cấp giấy nghỉ ốm. Điều này cũng có nghĩa là xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế được cấp phép hoạt động là có hiệu lực để hưởng BHXH.

Hiện nay, BHXH Việt Nam có ngân hàng dữ liệu hàng ngàn cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH trên cả nước. Bạn có thể tra cứu chi tiết TẠI ĐÂY nhé!

Bạn cần lưu ý: 

  • Bạn đi khám/ nằm viện/ điều trị ở đâu thì xin giấy nghỉ ốm tại đó
  • Mỗi một lần đi viện CHỈ ĐƯỢC CẤP 1 giấy nghỉ ốm duy nhất
  • Tại cùng một thời điểm nếu bạn khám bệnh ở 2-3 nơi khác nhau và các nơi này đều cấp giấy nghỉ ốm cho bạn thì bạn chỉ được hưởng quyền lợi của một trong những giấy này (có thời hạn dài nhất).
  • Nếu trong cùng 1 ngày mà bạn khám tại nhiều chuyên khoa của cùng 1 cơ sở y tế, bạn chỉ được cấp 1 giấy nghỉ ốm duy nhất từ cơ sở y tế đó. 
  • Giấy khám bệnh xin nghỉ ốm để hưởng BHXH phải PHÙ HỢP với phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh. Nếu bạn đi khám bệnh tim nhưng lại xin giấy nghỉ ốm từ bệnh viện phổi, sẽ bị coi là bất thường.

Ai sẽ ký giấy khám bệnh xin nghỉ ốm cho người lao động? Theo quy định của Bộ Y tế, người đứng đầu cơ sở y tế hoặc người được phân công hợp pháp sẽ được kí vào giấy nghỉ ốm cho bạn.

Quy trình xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Xin giấy ốm cần những gì? Hiện nay, quy định xin giấy nghỉ ốm trong hồ sơ của BHXH Việt Nam như sau:

  • Bạn cần khám/ điều trị thực tế tại các cơ sở y tế
  • Nếu bạn điều trị nội trú (phải nằm viện): Bạn cần xin GIẤY XUẤT VIỆN khi ra viện
  • Nếu bạn điều trị ngoại trú (không phải nằm viện): Cần xin chứng nhận nghỉ việc được hưởng BHXH hoặc bạn có thể xin giấy xuất viện từ cơ sở khám chữa bệnh yêu cầu nghỉ thêm để điều trị bệnh sau thời gian nằm viện.

Giấy ốm xin được bao nhiêu ngày là thắc mắc của nhiều người lao động. Thông tư 56/2017/TT-BYT nêu rõ: Thời hạn tối đa này là 30 ngày. Nếu quá 30 ngày, bạn cần tái khám và được cấp giấy mới thì mới có hiệu lực thi hành.

Do đó, khi đã có giấy nghỉ ốm, bạn hãy chú ý nộp cho cơ quan nơi mình đang công tác càng sớm càng tốt để được làm các thủ tục và hưởng đúng/ đủ quyền lợi của mình nhé!

Riêng với người nghỉ ốm vì bệnh lao, thời hạn hiệu lực của giấy này tối đa là 180 ngày.

>> Tham khảo:

7 bệnh viện khám sốt xuất huyết tốt nhất Hà Nội

Bài viết liên quan

Các thông tin trên website chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin này gây ra.
Email liên hệ: myhealth.vietnam@gmail.com
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram